Lớp học tiếng Anh của tôi hôm đó thay giáo viên. Thày Sam, người Anh, thích đi motor và hay nói đùa, sẽ nghỉ cho một chuyến du ngoạn Bangkok dài ngày. Vốn đã quen và rất quí thày nên ai đấy trong lớp học đều không mấy vui vẻ.
Cô giáo mới, cô Rebecca nói giọng Mỹ vì cô đến từ Ohio. Tóc cô đã bạc và dáng đi cũng như giọng nói của cô đều khá từ tốn vì cô cũng đã có tuổi rồi. Thế nhưng khác với quan niệm về ăn mặc của bà, của mẹ tôi, của những người phụ nữ có tuổi ở Việt Nam mà tôi biết, cô rất hay mặc các bộ trang phục sáng màu, ấm áp và trẻ trung. Những bộ trang phục đó cũng nụ cười của cô dường như làm cô dễ thương hơn, và chúng tôi bắt đầu thấy quí mến cô hơn.
Cô thường dạy chúng tôi phát âm, môn học mà không nhiều học sinh Việt Nam thích thú. Điều đó lại cộng thêm một ngày dài vất vả với các lớp học chính khóa, nên những cái miệng nhỏ xíu của chúng tôi thường uể oải, ê a luyện tập. Những lúc như thế, cô thường thì thầm với chúng tôi, những câu tiếng Anh ngọt ngào với chất giọng nhẹ nhàng và khó có thể mềm mại hơn: “Nào cô bé thân mến, gắng lên nào!” (Thói quen dùng từ “dear” của cô thường được chúng tôi dùng để trìu mến gọi cô: “Mrs. Dear”)
Tình cờ, khi nghe tôi kể về cô Rebecca ở lớp tiếng Anh, một người bạn của tôi học ở Nhạc viện Hà Nội nhận ra cô. Bạn ấy kể chồng cô (sau này tôi biết là thày Peter) là một nhạc công piano rất thành công ở Mỹ. Thày đánh đàn rất giỏi và đi lưu diễn ở nhiều nơi. Bản thân cô Rebecca ở Mỹ cũng là một nhạc công. Với hai người, ý định đến Việt Nam và trở thành giáo viên trước đây có lẽ chưa bao giờ xuất hiện trong đầu họ. Cho đến một ngày, thầy Peter đột ngột gục xuống khi thày đang chơi nhạc. Bác sĩ nói, thày bị bệnh tim, cả bệnh huyết áp cao, và việc chơi đàn chuyên nghiệp không có lợi cho sức khỏe của thày.
“Thầy và cô đã phải mất một thời gian để vượt qua chuyện đó”, bạn tôi kể. Quyết định rời xa chiếc piano có lẽ khó hơn bất kỳ quyết định nào trong cuộc đời cả hai. Nói là “cả hai” vì cô Rebecca có lẽ cảm thấy mình tiếp tục chơi nhạc trong khi chồng mình không thể là điều quá ích kỷ.
Họ quyết định đến Việt Nam, một đất nước xa xôi mà cô Rebecca thường nghe anh chị mình kể khi còn trẻ. Cô đến và trở thành cô giáo của chúng tôi.
Tôi dự thi một cuộc thi tiếng Anh. Cuộc thi gồm hai phần thi: viết luận và phỏng vấn. Tôi thực sự phấn khích, đặc biệt là khi đã đi qua phần thứ nhất. Chính bài viết luận đã cho tôi nhiều hi vọng và động lực để tham gia cuộc thi. Nhưng đến khi tôi nhận được giấy hẹn phỏng vấn thì tôi cảm thấy lo lắng thực sự. Tôi luôn gặp vấn đề về phát âm và thường khó chọn lựa được từ để diễn đạt ý của mình khi nói.
Tôi lo lắng và kể về cuộc thi cho cô Rebecca. Tươi cười, cô chúc mừng tôi và thân thiện thể hiện mong muốn giúp đỡ tôi. Cô sẽ luyện tập nói cho tôi “tăng tốc” hết mức có thể để kịp cho buổi thi nói.
Ngày hôm đó, tôi đến nhà thày cô. Ngôi nhà nằm ở phố (đúng hơn là ngõ) Hạ Hồi. Ngôi nhà sử dụng màu đèn vàng ấm áp, nhiều những chiếc rèm màu kem và nước sơn cũng màu kem nốt. Căn nhà xinh xắn đó như cuốn lấy tôi, lấy đôi mắt tò mò của con bé lần đầu tiên bước vào nhà của một người nước ngoài. Đón tôi là thầy Peter và nụ cười thật hiền. Thày nhanh nhẹn và tươi vui với nụ cười đó cùng những câu chuyện vui, những lời hỏi thăm thân thiện trong khi chúng tôi đợi cô Rebecca. Tôi chỉ nhận ra thầy có bệnh khi thấy khuôn mặt thầy đỏ hồng, bệnh huyết áp cao.
Chúng tôi đã thực sự làm việc chăm chỉ trong suốt những ngày đó. Tôi nói liên tục cho đến khi cô ngắt lời tôi những khi cô nhận ra và chỉnh lỗi phát âm. Cô điều chỉnh cho tôi âm lượng và cả tốc độ nói. Cô và thầy cho tôi những lời khuyên về cách bước vào buổi phỏng vấn, cách chào hỏi và thái độ trả lời câu hỏi như: “be positive!” (tích cực) hay những chiêu thức “câu giờ” hữu hiệu khi không biết nói gì…
Trong cả buổi học, những lúc tôi mắc lỗi hay khi cô muốn tôi ghi nhớ điều gì, cô đều mở đầu rằng: “My dear…”, ngọt ngào đến nỗi, mỗi khi tôi nhìn những con mèo trắng bé nhỏ của cô ngủ ngon lành ở góc nhà, tôi lại nghĩ… rất xa: “Chắc chắn là do cô và thầy quá ngọt ngào!”.
Và cuối cùng, Mr. & Mrs. Dear đã tiễn tôi đi thi bằng cả một sự tự tin lớn mà tôi chưa từng có.
***
Ngày hôm đó, tôi đã thất bại. Dù đã bước vào phòng thi rất tự tin và vượt qua những vấp váp một cách khá… chuyên nghiệp theo cách thầy cô dạy tôi, nhưng tôi vẫn mắc phải các lỗi phát âm mà 3 ngày ngắn ngủi, cô khó có thể sửa hết cho tôi.
Buổi tối, tôi đến lớp và gặp cô Rebecca. Tất nhiên, cô háo hức và hồi hộp thể nào khi đợi tin tôi; chỉ cho đến khi thấy khuôn mặt thất vọng của tôi, cô đã hiểu.
Cô ngồi xuống cạnh tôi, kể cho chúng tôi về câu chuyện Abraham Lincoln, tổng thống Mỹ người đã thất bại nhiều lần trước khi và kể cả ngay sau khi ông trở thành tổng thống. Và sau những thất bại ấy, ông vẫn đứng lên, làm lại và trở thành vị tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ.
- “Nhưng chí ít, ông ấy biết nói tốt tiếng Anh, còn em thì không!”, tôi buồn rẫu phụng phịu.
- “Nhưng ông ấy thậm chí không biết một từ tiếng Việt nào và không chịu khó đến lớp học tiếng Anh buổi tối đều đặn như em”, cô Rebecca nói lại. Phải mạnh mẽ hơn cả Lincoln, tôi đã nghĩ thế.
Đã một thời gian dài từ khi khoá học kết thúc. Tôi được biết thầy cô trở về Mỹ do bệnh tình của thầy nặng hơn. Chỉ đến có giáng sinh năm ngoái, tôi mới gặp lại cô trong đêm dạ hội cho các học viên của trung tâm tiếng Anh cũ. Cô mặc áo dài màu đỏ và làm MC. Cô vẫn ngọt ngào và tươi vui nên các em bé vây chặt lấy cô trên sân khấu và cả trong cánh gà. Nhìn thấy tôi, cô vẫn nhận ra tôi. Cô nắm tay tôi thật chặt, mỉm cười và nhẹ nhàng nhắc đi nhắc lại: “Vui quá khi gặp lại em, trông em khác quá”. Tôi chỉ kịp hỏi thăm thầy Peter và công việc hiện thời của cô rồi cô lại phải lên sân khấu.
Mỗi lần có dịp đi qua ngõ nhà Hạ Hồi, tôi đều vòng qua căn nhà trước kia của cô. Tôi ngước nhìn và nghĩ, nghĩ về ánh đèn, về những con mèo ngủ ngoan bình an, về những nụ cười và về câu chuyện tổng thống Mỹ không biết nói tiếng Việt. Một cô bé Việt Nam phải mạnh mẽ hơn cả Lincoln.
Cô giáo mới, cô Rebecca nói giọng Mỹ vì cô đến từ Ohio. Tóc cô đã bạc và dáng đi cũng như giọng nói của cô đều khá từ tốn vì cô cũng đã có tuổi rồi. Thế nhưng khác với quan niệm về ăn mặc của bà, của mẹ tôi, của những người phụ nữ có tuổi ở Việt Nam mà tôi biết, cô rất hay mặc các bộ trang phục sáng màu, ấm áp và trẻ trung. Những bộ trang phục đó cũng nụ cười của cô dường như làm cô dễ thương hơn, và chúng tôi bắt đầu thấy quí mến cô hơn.
Cô thường dạy chúng tôi phát âm, môn học mà không nhiều học sinh Việt Nam thích thú. Điều đó lại cộng thêm một ngày dài vất vả với các lớp học chính khóa, nên những cái miệng nhỏ xíu của chúng tôi thường uể oải, ê a luyện tập. Những lúc như thế, cô thường thì thầm với chúng tôi, những câu tiếng Anh ngọt ngào với chất giọng nhẹ nhàng và khó có thể mềm mại hơn: “Nào cô bé thân mến, gắng lên nào!” (Thói quen dùng từ “dear” của cô thường được chúng tôi dùng để trìu mến gọi cô: “Mrs. Dear”)
Tình cờ, khi nghe tôi kể về cô Rebecca ở lớp tiếng Anh, một người bạn của tôi học ở Nhạc viện Hà Nội nhận ra cô. Bạn ấy kể chồng cô (sau này tôi biết là thày Peter) là một nhạc công piano rất thành công ở Mỹ. Thày đánh đàn rất giỏi và đi lưu diễn ở nhiều nơi. Bản thân cô Rebecca ở Mỹ cũng là một nhạc công. Với hai người, ý định đến Việt Nam và trở thành giáo viên trước đây có lẽ chưa bao giờ xuất hiện trong đầu họ. Cho đến một ngày, thầy Peter đột ngột gục xuống khi thày đang chơi nhạc. Bác sĩ nói, thày bị bệnh tim, cả bệnh huyết áp cao, và việc chơi đàn chuyên nghiệp không có lợi cho sức khỏe của thày.
“Thầy và cô đã phải mất một thời gian để vượt qua chuyện đó”, bạn tôi kể. Quyết định rời xa chiếc piano có lẽ khó hơn bất kỳ quyết định nào trong cuộc đời cả hai. Nói là “cả hai” vì cô Rebecca có lẽ cảm thấy mình tiếp tục chơi nhạc trong khi chồng mình không thể là điều quá ích kỷ.
Họ quyết định đến Việt Nam, một đất nước xa xôi mà cô Rebecca thường nghe anh chị mình kể khi còn trẻ. Cô đến và trở thành cô giáo của chúng tôi.
Tôi dự thi một cuộc thi tiếng Anh. Cuộc thi gồm hai phần thi: viết luận và phỏng vấn. Tôi thực sự phấn khích, đặc biệt là khi đã đi qua phần thứ nhất. Chính bài viết luận đã cho tôi nhiều hi vọng và động lực để tham gia cuộc thi. Nhưng đến khi tôi nhận được giấy hẹn phỏng vấn thì tôi cảm thấy lo lắng thực sự. Tôi luôn gặp vấn đề về phát âm và thường khó chọn lựa được từ để diễn đạt ý của mình khi nói.
Tôi lo lắng và kể về cuộc thi cho cô Rebecca. Tươi cười, cô chúc mừng tôi và thân thiện thể hiện mong muốn giúp đỡ tôi. Cô sẽ luyện tập nói cho tôi “tăng tốc” hết mức có thể để kịp cho buổi thi nói.
Ngày hôm đó, tôi đến nhà thày cô. Ngôi nhà nằm ở phố (đúng hơn là ngõ) Hạ Hồi. Ngôi nhà sử dụng màu đèn vàng ấm áp, nhiều những chiếc rèm màu kem và nước sơn cũng màu kem nốt. Căn nhà xinh xắn đó như cuốn lấy tôi, lấy đôi mắt tò mò của con bé lần đầu tiên bước vào nhà của một người nước ngoài. Đón tôi là thầy Peter và nụ cười thật hiền. Thày nhanh nhẹn và tươi vui với nụ cười đó cùng những câu chuyện vui, những lời hỏi thăm thân thiện trong khi chúng tôi đợi cô Rebecca. Tôi chỉ nhận ra thầy có bệnh khi thấy khuôn mặt thầy đỏ hồng, bệnh huyết áp cao.
Chúng tôi đã thực sự làm việc chăm chỉ trong suốt những ngày đó. Tôi nói liên tục cho đến khi cô ngắt lời tôi những khi cô nhận ra và chỉnh lỗi phát âm. Cô điều chỉnh cho tôi âm lượng và cả tốc độ nói. Cô và thầy cho tôi những lời khuyên về cách bước vào buổi phỏng vấn, cách chào hỏi và thái độ trả lời câu hỏi như: “be positive!” (tích cực) hay những chiêu thức “câu giờ” hữu hiệu khi không biết nói gì…
Trong cả buổi học, những lúc tôi mắc lỗi hay khi cô muốn tôi ghi nhớ điều gì, cô đều mở đầu rằng: “My dear…”, ngọt ngào đến nỗi, mỗi khi tôi nhìn những con mèo trắng bé nhỏ của cô ngủ ngon lành ở góc nhà, tôi lại nghĩ… rất xa: “Chắc chắn là do cô và thầy quá ngọt ngào!”.
Và cuối cùng, Mr. & Mrs. Dear đã tiễn tôi đi thi bằng cả một sự tự tin lớn mà tôi chưa từng có.
***
Ngày hôm đó, tôi đã thất bại. Dù đã bước vào phòng thi rất tự tin và vượt qua những vấp váp một cách khá… chuyên nghiệp theo cách thầy cô dạy tôi, nhưng tôi vẫn mắc phải các lỗi phát âm mà 3 ngày ngắn ngủi, cô khó có thể sửa hết cho tôi.
Buổi tối, tôi đến lớp và gặp cô Rebecca. Tất nhiên, cô háo hức và hồi hộp thể nào khi đợi tin tôi; chỉ cho đến khi thấy khuôn mặt thất vọng của tôi, cô đã hiểu.
Cô ngồi xuống cạnh tôi, kể cho chúng tôi về câu chuyện Abraham Lincoln, tổng thống Mỹ người đã thất bại nhiều lần trước khi và kể cả ngay sau khi ông trở thành tổng thống. Và sau những thất bại ấy, ông vẫn đứng lên, làm lại và trở thành vị tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ.
- “Nhưng chí ít, ông ấy biết nói tốt tiếng Anh, còn em thì không!”, tôi buồn rẫu phụng phịu.
- “Nhưng ông ấy thậm chí không biết một từ tiếng Việt nào và không chịu khó đến lớp học tiếng Anh buổi tối đều đặn như em”, cô Rebecca nói lại. Phải mạnh mẽ hơn cả Lincoln, tôi đã nghĩ thế.
Đã một thời gian dài từ khi khoá học kết thúc. Tôi được biết thầy cô trở về Mỹ do bệnh tình của thầy nặng hơn. Chỉ đến có giáng sinh năm ngoái, tôi mới gặp lại cô trong đêm dạ hội cho các học viên của trung tâm tiếng Anh cũ. Cô mặc áo dài màu đỏ và làm MC. Cô vẫn ngọt ngào và tươi vui nên các em bé vây chặt lấy cô trên sân khấu và cả trong cánh gà. Nhìn thấy tôi, cô vẫn nhận ra tôi. Cô nắm tay tôi thật chặt, mỉm cười và nhẹ nhàng nhắc đi nhắc lại: “Vui quá khi gặp lại em, trông em khác quá”. Tôi chỉ kịp hỏi thăm thầy Peter và công việc hiện thời của cô rồi cô lại phải lên sân khấu.
Mỗi lần có dịp đi qua ngõ nhà Hạ Hồi, tôi đều vòng qua căn nhà trước kia của cô. Tôi ngước nhìn và nghĩ, nghĩ về ánh đèn, về những con mèo ngủ ngoan bình an, về những nụ cười và về câu chuyện tổng thống Mỹ không biết nói tiếng Việt. Một cô bé Việt Nam phải mạnh mẽ hơn cả Lincoln.