Là con trai, thằng Cá Rô ít nói và khéo tay lạ thường. Hoàn toàn trái ngược với tui, một con nhỏ láu cá nhưng vụng về. Đi học, tới giờ thủ công, tất cả các bài tập đan lát, tui đều nhờ Cá Rô làm hộ.
Một ngày nọ, nhà tui hạ mấy cây dừa già. Cá Rô chạy qua, lao vào đống lá, tước lấy từng nhánh lá nhỏ. Rồi dưới các ngón tay mũm mĩm bỗng hiện ra một con cào cào xanh biếc. Chẳng mấy chốc, trong lòng tui là cả một bầy cào cào, chong chóng, máy bay làm bằng lá dừa đẹp lạ lùng.
Một bữa, tui ra thăm cô Tám trên thị xã, đem theo mấy con cào cào lá dừa cho mấy đứa em, đứa nào đứa nấy mừng ríu rít. Tui phổng mũi, định khoe về thằng Cá Rô. Bỗng, tui im bặt. Tụi nhỏ làm quái gì biết Cá Rô là ai. Tụi nhóc dẫn tui đi ăn lòng vòng trong chợ, sẵn dịp khoe tài của bà chị họ. Tui chỉ biết bối rối ngó lơ. Thình lình, một bàn tay lôi tuột tui vào trong quầy hàng. Một bà xồn xồn tự xưng là cô Năm, chuyên đóng các loại lá chuối, lá dong bỏ mối sỉ. Ra vẻ bí mật, cô Năm thì thào vào tai tui.
Về tới nhà, tui vẫn ngẩn ngơ. Sau một đêm suy nghĩ, sáng dậy, tui đi thẳng một mạch qua nhà Cá Rô. Nghe tui nói muốn làm nhiều nhiều nữa những món đồ chơi lá dừa cho mấy đứa em, nó gật đầu cười toe toét. Tui nói muốn học cách làm, nó càng gật lia lịa. Nhưng tập miết mà tui đụng tới đâu, lá dừa cong queo tới đó. Tui đành chuyển sang thu nhặt lá dừa, cung cấp “nguyên liệu” cho cậu bạn. Cá Rô chẳng ngạc nhiên khi cách mấy bữa tui lại nhờ nó làm một đống đồ chơi. Mỗi tuần đôi ba lần, sáng sớm, tui chèo xuồng ra chợ, giao bọc đồ chơi lá dừa cho cô Năm bán.
Cuối tháng, cô Năm hẹn tui tới nhận tiền. Chờ mãi, trưa trờ trưa trật cô Năm mới đi vô chợ. Thấy tui, cô Năm cau mày: “Chờ lấy tiền hả?” Tui lỏn lẻn gật đầu. Nhưng, cô Năm đưa tui chỉ một nửa so với món tiền mà tui nhẩm tính. Khi tui rụt rè hỏi lại, cô Năm quắc mắt: “Ba cái thứ đồ chơi bằng lá có tốn bao nhiêu công sức. Con nít như bây có tiền vầy là tốt quá rồi!” Xuống ghe chèo về nhà, nước mắt nước mũi tui bỗng ứa ra, giận dữ, tủi nhục. Có tiếng gọi đuổi theo sau lưng mà tui nào có hay. Thằng Cá Rô chèo xuồng lên tới nơi, hỏi có chuyện gì. Tui nín thinh mắc cỡ, giận chính mình hơn giận cái cô Năm lật lọng dữ dằn.
Cuối cùng, tui quyết định kể thiệt hết cho Cá Rô. Khó khăn và ngượng ngập làm sao. Cá Rô lặng đi một hồi, rồi kêu tui cùng nó lên chợ nói chuyện phải quấy với cô Năm. Lạ lắm, nhìn vẻ mặt nghiêm trang của thằng Cá Rô, cô Năm lẳng lặng móc bao, đưa chỗ tiền “xiến” bớt của tui. Nhưng thằng bạn tui lắc đầu: “Tụi con không cần số tiền này. Chỉ muốn cô Năm đừng bao giờ gạt con nít mà thôi!”. Nói xong, nó kéo tay tui trở ra bến.
Ngồi trên ghe, tui lấy chỗ tiền được trả đưa cho Cá Rô. Nó bảo: “Thuý cất đi, mai mốt mua bánh tụi mình cùng ăn”. “Cá Rô nè, mình xin lỗi nha!”- Tui lí nhí. Thằng bạn gục gặc: “Chuyện qua rồi mà. Nhưng nè, đồ chơi lá dừa dễ thương vậy, ai thích thì tụi mình cho...” Tui gật nhẹ. Con rạch êm êm, gió thổi mơn man. Những tàu lá dừa trên bờ xào xạc, như lũ cào cào nghịch ngợm, xanh biếc đang khua cánh.
Một ngày nọ, nhà tui hạ mấy cây dừa già. Cá Rô chạy qua, lao vào đống lá, tước lấy từng nhánh lá nhỏ. Rồi dưới các ngón tay mũm mĩm bỗng hiện ra một con cào cào xanh biếc. Chẳng mấy chốc, trong lòng tui là cả một bầy cào cào, chong chóng, máy bay làm bằng lá dừa đẹp lạ lùng.
Một bữa, tui ra thăm cô Tám trên thị xã, đem theo mấy con cào cào lá dừa cho mấy đứa em, đứa nào đứa nấy mừng ríu rít. Tui phổng mũi, định khoe về thằng Cá Rô. Bỗng, tui im bặt. Tụi nhỏ làm quái gì biết Cá Rô là ai. Tụi nhóc dẫn tui đi ăn lòng vòng trong chợ, sẵn dịp khoe tài của bà chị họ. Tui chỉ biết bối rối ngó lơ. Thình lình, một bàn tay lôi tuột tui vào trong quầy hàng. Một bà xồn xồn tự xưng là cô Năm, chuyên đóng các loại lá chuối, lá dong bỏ mối sỉ. Ra vẻ bí mật, cô Năm thì thào vào tai tui.
Về tới nhà, tui vẫn ngẩn ngơ. Sau một đêm suy nghĩ, sáng dậy, tui đi thẳng một mạch qua nhà Cá Rô. Nghe tui nói muốn làm nhiều nhiều nữa những món đồ chơi lá dừa cho mấy đứa em, nó gật đầu cười toe toét. Tui nói muốn học cách làm, nó càng gật lia lịa. Nhưng tập miết mà tui đụng tới đâu, lá dừa cong queo tới đó. Tui đành chuyển sang thu nhặt lá dừa, cung cấp “nguyên liệu” cho cậu bạn. Cá Rô chẳng ngạc nhiên khi cách mấy bữa tui lại nhờ nó làm một đống đồ chơi. Mỗi tuần đôi ba lần, sáng sớm, tui chèo xuồng ra chợ, giao bọc đồ chơi lá dừa cho cô Năm bán.
Cuối tháng, cô Năm hẹn tui tới nhận tiền. Chờ mãi, trưa trờ trưa trật cô Năm mới đi vô chợ. Thấy tui, cô Năm cau mày: “Chờ lấy tiền hả?” Tui lỏn lẻn gật đầu. Nhưng, cô Năm đưa tui chỉ một nửa so với món tiền mà tui nhẩm tính. Khi tui rụt rè hỏi lại, cô Năm quắc mắt: “Ba cái thứ đồ chơi bằng lá có tốn bao nhiêu công sức. Con nít như bây có tiền vầy là tốt quá rồi!” Xuống ghe chèo về nhà, nước mắt nước mũi tui bỗng ứa ra, giận dữ, tủi nhục. Có tiếng gọi đuổi theo sau lưng mà tui nào có hay. Thằng Cá Rô chèo xuồng lên tới nơi, hỏi có chuyện gì. Tui nín thinh mắc cỡ, giận chính mình hơn giận cái cô Năm lật lọng dữ dằn.
Cuối cùng, tui quyết định kể thiệt hết cho Cá Rô. Khó khăn và ngượng ngập làm sao. Cá Rô lặng đi một hồi, rồi kêu tui cùng nó lên chợ nói chuyện phải quấy với cô Năm. Lạ lắm, nhìn vẻ mặt nghiêm trang của thằng Cá Rô, cô Năm lẳng lặng móc bao, đưa chỗ tiền “xiến” bớt của tui. Nhưng thằng bạn tui lắc đầu: “Tụi con không cần số tiền này. Chỉ muốn cô Năm đừng bao giờ gạt con nít mà thôi!”. Nói xong, nó kéo tay tui trở ra bến.
Ngồi trên ghe, tui lấy chỗ tiền được trả đưa cho Cá Rô. Nó bảo: “Thuý cất đi, mai mốt mua bánh tụi mình cùng ăn”. “Cá Rô nè, mình xin lỗi nha!”- Tui lí nhí. Thằng bạn gục gặc: “Chuyện qua rồi mà. Nhưng nè, đồ chơi lá dừa dễ thương vậy, ai thích thì tụi mình cho...” Tui gật nhẹ. Con rạch êm êm, gió thổi mơn man. Những tàu lá dừa trên bờ xào xạc, như lũ cào cào nghịch ngợm, xanh biếc đang khua cánh.